Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Kỹ thuật chăm sóc heo nái đẻ

Kỹ thuật chăm sóc heo nái đẻ

Hiện tượng heo nái trong ngày đẻ:
  • Bầu vú căng, âm hộ sưng to và đỏ. Nặn đầu vú có 1 ít dịch sữa loãng hơi đục.
  • Ăn ít hoặc bỏ ăn.
  • Đi loanh quanh trong chuồng, có trạng thái không yên.
  • Tiêu tiểu nhiều và không đúng với vị trí thường ngày.
Gần đến thời gian nái đẻ:
  • Âm hộ hơi teo lại, bầu vú căng, nặn đầu vú sữa bắn thành tia.
  • Nái nằm và thở, thỉnh thoảng ngừng hơi và biểu hiện rặn đẻ (cong thân, phình to bung và kéo chân sau về phía trước).
  • Thường có dịch ối trắng trong lẫn chất thải của bào thai dạng hạt xanh hơi đen (từ dân gian gọi là cứt xu) có thể có lẫn ít máu.
Chuẩn bị đẻ:
  • Nái nín hơi dài, chân sau phía trên đẩy về trước, đuôi đập liên tục cong thân và phình to bụng để tống bào thai ra ngoài.
  • Bình thường cứ 10 phút đẻ ra 1 con. Thời gian đẻ khoảng 2-3 tiếng, nếu đẻ lâu (8-10 tiếng) là heo mẹ yếu , có thể suy dinh dưỡng hoặc bệnh. Nếu bình thường cứ để heo đẻ tự nhiên, không can thiệp. Khi đẻ heo mẹ ít quan tâm đến heo con đẻ ra, heo mẹ trở mình có thể đè chết heo con, cần phải trực tiếp theo dõi chăm sóc cho đến khi đẻ xong. Nếu heo đẻ bọc thì phải xé bọc để heo con khỏi bị chết ngạt.
  • Sau khi đẻ con cuối cùng nhau được tống ra và hoàn tất sau vài giờ, không để heo mẹ ăn nhau, ảnh hưởng đến tiết sữa.
Chăm sóc nái sau khi đẻ:
  • Sau khi sinh xong nái có biểu hiện mệt mỏi nằm yên. Cho ăn ít ngày đầu sau khi sinh.
  • Tăng dần thức ăn những ngày sau cho đến mức ăn tự do 4-5 kg/ ngày.
  • Cung cấp nước uống sạch, đầy đủ.
  • Cần theo dõi những bệnh thường xảy ra sau khi sinh: viêm vú, viêm tử cung, tụ huyết trùng, sót nhau, sót con…
Chế độ dinh dưỡng cho giai đoạn nuôi con đến cai sữa:
  • Mức ăn (kg): Tự do
  • Năng lượng (Kcal/kg): 2900-3000
  • Protein thô (%): 17-19

Biện pháp kích thích heo động dục

Biện pháp kích thích heo động dục
Biện pháp kích thích heo động dục là phương pháp được ứng dụng rộng rãi để nâng cao năng suất sinh sản ở gia súc, giảm số lượng heo cái chậm sinh , rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ; Góp phần điều khiển hoạt động sinh sản của đàn gia súc theo kế hoạch của trang trại chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, lợi nhuận trong chăn nuôi heo nái sinh sản.
- Khả năng động dục trên heo nái sinh sản là chỉ tiêu phản ảnh sự thích nghi của cơ thể đối với điều kiện thời tiết khí hậu, môi trường sống cũng như chế độ nuôi dưỡng chăm sóc để heo nái có khả năng sinh sản tốt và ngược lại .
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản trên heo nái gồm: yếu tố ngoại cảnh và yếu tố di truyền, trong đó yếu tố di truyền có vai trò ảnh hưởng rất lớn. Mỗi giống khác nhau thì tuổi thành thục, sức sản xuất cũng khác nhau .
Một số biện pháp kích thích heo nái động dục được sử dụng hiện nay như:
1/ Sử dụng tiêm PHSG (Crvohovmone , Premagon , Intergona ,Gestil) ở VN sử dụng thường xuyên cho heo chậm động dục , tiêm theo chu kỳ trước một tuần được tính từ thời gian động dục ở chu kỳ trước .
2/ Sử dụng tiêm huyết thanh ngựa chửa và Progesterone
3/ Sử dụng chế phẩm Methalibua (Turisynohorne – Đức)
4/ Dùng đực kích thích : phương pháp này người ta dùng con đực loại thải nhưng phải có tính hăng để kích thích và phát hiện con nái động dục (Không cho phối ).
5/ Sử dụng mùi con đực bôi lên mình con cái , hoặc lên mũi để kích thích sự động đực trên con cái . Ngày nay lợi dụng tính chất này người ta đã chế ra chế phẩm dạng khí (aerosol) để kích thích rất có hiệu quả .
Thời gian động đực của heo nái diễn biến từ 19 – 21 ngày, thời gian động dục kéo dài khoảng 3 – 4 ngày đối với heo nội địa và 4 -5 ngày đối với heo ngoại ( con lai) . Nên muốn kích thích heo nái động dục thì người chủ nuôi phải nắm rõ chu kỳ lên giống , tốt nhất là có sổ ghi chép theo dõi đàn heo nuôi để tiện lợi cho việc quản lý chăm sóc tốt , đạt hiệu quả cao.

Bệnh tiêu chảy trên heo con tuần tuổi đầu sau khi sinh

Bệnh tiêu chảy trên heo con tuần tuổi đầu sau khi sinh
17/04/2010 04:17



Thông thường heo con theo mẹ rất nhạy cảm với bệnh, do đó nếu chuồng trại vệ sinh kém thì mầm bệnh lưu trú trong chuồng có điều kiện phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn.
 Một trong những bệnh thường xảy ra trên heo con ở tuần tuổi đầu sau sinh là bệnh tiêu chảy làm tỷ lệ tử vong cao gây tổn thất về kinh tế.


1. Nguyên nhân- Do siêu vi trùng (Dịch tả)
- Do vi trùng (thương hàn, E.coli…)
- Do ký sinh trùng (giun sán)
- Chuồng trại ẩm ướt làm heo con bị lạnh.
- Heo con không được bú sữa đầu.
- Heo mẹ trước khi sinh không được chủng ngừa vaccin: dịch tả, E.coli
- Heo mẹ bị nhiễm ký sinh trùng máu, viêm vú, viêm tử cung


2. Triệu chứng- Heo con sốt, suy nhược, ủ rũ, chân run đứng không vững, đi loạng choạng, phân chuyển nhanh từ hơi sệt sang lỏng như nước có màu vàng hoặc trắng. Heo con có thể chết nhanh do mất nước.

3. Biện pháp phòng bệnh- Cho heo con bú sữa đầu đầy đủ vì trong sữa đầu có chứa nhiều kháng thể.
- Trang bị chuồng úm và bóng đèn trong 3 ngày đầu nhằm tạo môi trường ấm áp cho heo con.
- Làm vệ sinh chuồng đẻ trước và sau khi sinh bằng các loại thuốc sát trùng Iodox, Bioclean.
- Phòng ngừa cho heo mẹ trước khi sinh bằng cách tiêm Phenoxyl 20% L.A vào thời điểm 7 ngày trước khi sinh và Pendistrep L.A 1 ngày trước khi sinh.
- Điều trị bệnh viêm vú trên heo mẹ bằng cách tiêm Pendistrep L.A 1cc/20kgP hoặc Ampitras 20% 1cc/10kgP.


4. Điều trị- Tiêm Sodibio 3 ngày liên tiếp hoặc cho uống Sulfamet 2cc/con vào buổi sáng hoặc tối, dùng liên tục trong 3 ngày.
- Hoà vitamin ADEK 126: 15g/10 lít nước và hoà BIOLYTE 15g/10 lít nước cho heo uống để tăng cường sức đề kháng.

Quy trình thụ tinh nhân tạo cho lợn nái, và một số điều cần lưu ý khi thực hiện quy trình để tránh những bất lợi sau này cho lợn nái và lợn con

Quy trình thụ tinh nhân tạo cho lợn nái, và một số điều cần lưu ý khi thực hiện quy trình để tránh những bất lợi sau này cho lợn nái và lợn con


a. Xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp:
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy:
+ Lợn nái động dục sau cai sữa 2-3 ngày thì phối giống vào lúc 36-48h kể từ lúc bắt đầu chịu đực.
+ Lợn nái động dục sau cai sữa 4-6 ngày thì phối giống vào lúc 24-36h kể từ lúc bắt đầu chịu đực.
+ Lợn nái động dục sau cai sữa ≥7 ngày thì phối giống vào lúc 12-18h kể từ lúc bắt đầu chịu đực.


b. Kỹ thuật phối giống:+ Làm vệ sinh sạch sẽ âm hộ con cái.
+ Tiệt trùng và bôi trơn dẫn tinh quản, từ từ đưa dẫn tinh quản vào đường sinh dục của con cái theo hướng từ dưới lên với góc30- 450 làm sao cho đầu của dẫn tinh quản được chặn ở cổ tử cung.
+ Để lợn cái tự hút tinh dịch, bởi vậy cần dùi một lỗ ở đáy lọ tinh khi đã đưa dẫn tinh quản vào đúng vị trí để tinh dịch dễ dàng chảy vào đường sinh dục của con cái.
+ Sau khi tinh đã vào hết, cần để nguyên dẫn tinh quản trong đường sinh dục của con cái từ 5-10 phút, đồng thời dùng tay xoa nhẹ hai mông hoặc dưới bung của con cái để kích thích sự co rút của cổ tử cung, nhằm hạn chế sự chảy ngược của tinh dịch ra ngoài.
+ Trước khi phối giống nên cho vào mỗi liều tinh 4UI oxytoxin nhằm tăng tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra. không được dùng capein để tăng hoạt động của tinh trùng
+ Khi kiểm tra xem tinh dịch đã di chuyển lên phần trên của đường sinh dục lợn nái chưa bằng cách hạ ống dẫn tinh thấp hơn âm hộ, nếu tinh không chảy ra ngoài là tốt.
+ Không nên thay đổi dẫn tinh viên, ở đây chúng tôi muốn đề cập đến kinh nghiệm và sự hiểu biết tường tận dặc tính của từng con lợn nái.
Trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho heo, các kỹ thuật viên cần lưu ý một số điểm hết sức quan trọng sau đây, nếu một trong các yếu tố này bị bỏ quên thì thất bại là điều rất dễ xảy ra.


1 - Thời gian tính từ lúc lấy tinh đến khi phối giống:Từ khi người kỹ thuật viên lấy tinh đến khi mang đi phối, khoảng thời gian này càng ngắn thì càng tốt. Nếu thời gian này để lâu thì sức sống của tinh trùng càng giảm và khả năng thụ thai sẽ kém. Tinh dịch ở dạng lỏng phần lớn chỉ có khả năng thụ thai trong vòng tối đa là 2 ngày (48 giờ) nếu điều kiện bảo quản tốt. Vì thế trong vòng 48 giờ nên sử dụng hết các liều tinh đã SX ra.

2 - Nhiệt độ bảo quản:Nhiệt độ bảo tồn thích hợp nhất 18 - 200C. Cần giảm đến mức thấp nhất khoảng cách giao động của nhiệt độ thì sức sống của tinh trùng sẽ tốt hơn. Cũng ở nhiệt độ trung bình 180C nhưng bảo tồn ở nhiệt độ giao động từ 18 - 190C bao giờ cũng tốt hơn bảo tồn giao động ở nhiệt độ từ 16 - 190C. Hiện nay có rất nhiều loại bình bảo quản, tùy theo khả năng kinh tế của từng cán bộ thú y, có thể dùng các loại khác nhau, nhưng dùng loại bình nào đi nữa thì nhiệt độ trong bình phải cố gắng đảm bảo ổn định ở 18 - 210C.


3 - Khả năng di chuyển của tinh trùng.Một trong những yếu tố làm mất khả năng di chuyển của tinh trùng là đuôi bị cong hình chữ "C", chứng tỏ tinh trùng gặp phải ngoại cảnh nguy hiểm. Ví dụ: Thay đổi quá mức về nhiệt độ, pH, áp suất thẩm thấu, chất độc... §uôi cong thường kèm theo các giọt bào tương khi di chuyển. Loại tinh trùng này không có khả năng thụ thai. Một liều tinh nếu có 20% tinh trùng loại này thì không có khả năng thụ thai.


4 - Cần sưởi ấm tiêu bản khi kiểm tra tinh trùng:Tinh trùng rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ của tinh dịch và nhiệt độ của lam kính khi kiểm tra chỉ chênh lệch nhau 20C cũng có thể gây choáng cho tinh trùng và chất lượng đánh giá sẽ không đúng và không chính xác. Khi chuẩn bị tiêu bản để kiểm tra, kỹ thuật viên lấy tinh cần chú ý đảm bảo cho nhiệt độ tinh dịch và nhiệt độ phiến kính tương đương nhau. Muốn đánh giá tinh dịch mới lấy, phải sưởi ấm phiến kính để có nhiệt độ 35 - 370C tương đương nhiệt độ tinh dịch.


5 - Nước dùng trong môi trường pha loãng tinh dịch:Nước phải đảm bảo là nước đã khử ion và được lọc qua tia cực tím. Tốt nhất là nên dùng nước cất tinh khiết mua ở các bệnh viện, nếu không thì có thể dùng nước cất 2 lần để pha môi trường. Dùng các loại nước khác sẽ ảnh hưởng tới sức sống của tinh trùng.


6 - Bảo quản môi trường trước khi dùng pha loãng tinh dịch:Một số môi trường có dạng bột, khi sử dụng phải pha thành dung dịch. Môi trường ở dạng này phải bảo quản thật cẩn thận mới đảm bảo chất lượng. Do đó cần bảo quản trong lọ kín hoặc túi plastic dán kín miệng. Bảo quản kiểu này có thể giữ được ít nhất 2 - 4 tháng. Khi sử dụng môi trường, cần lưu ý đến hạn sử dụng của nơi SX.U

Chăm sóc nái mang thai

Chăm sóc nái mang thai

YÊU CẦU TRONG CHĂN NUÔI HEO NÁI CÓ CHỬA
Sau khi heo nái phối giống có kết quả, hợp tử bám chặt và làm tổ ở tử cung và bắt đầu phát triển bình thường. Đồng thời các cơ quan bộ phận liên quan (nhau thai, bọc ối, niệu, tử cung và bầu vú) đều được phát triển trong thời gian 114 ngày. Trong thời gian có chửa heo nái có nhiều đặc điểm thay đổi, do vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng chúng phải phù hợp và đảm bảo để có số con sơ sinh cao; trọng lượng trung bình của heo con cai sữa cao; heo con sinh ra khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt.

 1. Đặc điểm phát triển bào thai heo

1.1. Đặc điểm phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan

- Đặc điểm phát triển bào thai: Ngay sau khi thụ tinh, hợp tử đã bắt đầu sử dụng chất dinh d­ưỡng của tử cung làm chất dinh d­ưỡng cho mình. Ngày thứ 11 hợp tử đã cắm sâu
vào sừng tử cung gọi là hiện t­ượng làm tổ ở sừng tử cung. Ngày thứ 18 nhau thai hình thành và có chức năng rõ rệt. Tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh. 
 Như­ vậy thai càng lớn hàm l­ượng nư­ớc càng giảm, l­ượng vật chất khô tích luỹ càng tăng, lipid, protein tích luỹ tăng. Vì vậy nhu cầu dinh d­ưỡng của heo mẹ sẽ tăng. Như­ng thực tế thì trong giai đoạn có chửa, nội tiết thay đổi dẫn tới quá trình trao đổi chất của heo mẹ thay đổi theo ph­ương thức "đồng hoá chiếm ­ưu thế so với dị hoá", nên nhu cầu dinh d­ưỡng của heo mẹ không đòi hỏi lớn.

Quá trình phát triển bào thai heo chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn phôi thai: Từ ngày có chửa thứ 1 đến ngày thứ 22, hình thành các mầm mống của các bộ phận cơ thể và chính ở giai đoạn này là giai đoạn quan trọng cho việc tạo ra các cơ quan ban đầu của cơ thể heo
- Giai đoạn tiền bào thai: Từ ngày có chửa thứ 23 đến ngày thứ 38, giai đoạn này tiếp tục hình thành các tổ chức sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặc tính của giống, tính đực, cái và các đặc điểm cấu tạo cơ thể của heo.
- Giai đoạn phát triển bào thai: Từ ngày thứ 39 đến ngày thứ 114, khối l­ượng và thể tích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài thân, cao vai phát triển mạnh, bộ xư­ơng đư­ợc hình thành, các cơ quan nội tạng và bốn chân phát triển rõ.

Quá trình phát triển của bào thai heo

Tổ chức hình thành
Ngày có chửa
Màng dạ con, ruột
11 – 12
Màng đệm, tổ chức tim
16
Tuyến tuỵ, phổi
16,5 - 17,5
Cuống rốn, tĩnh mạch cửa
20
Mũi, mắt, manh tràng, tổ chức xư­ơng cốt
21 – 28
Lông, da, nhau thai
28
Tế bào máu, tim đã hoạt động
30
Gan (bắt đầu tích luỹ glycogen)
40
Protein huyết thanh đã đ­ợc tổng hợp
50
Hormone tuyến yên, tuyến giáp bắt đầu tiết
50
Fibrinogen đã đ­ược tổng hợp
90
Tinh hoàn (đã xuống bìu)
95


1.2. Đặc điểm phát triển của các tổ chức có liên quan

- Nhau thai, dịch ối, dịch niệu:  Nhau thai quyết định trong việc trao đổi dinh d­ưỡng giữa thai và cơ thể mẹ, tham gia trao đổi bài tiết, là nơi giữ trữ dinh dư­ỡng tạm thời để cung cấp cho thai khi cần thiết.
Dịch ối, dịch niệu có tác dụng bảo vệ thai, tránh các va chạm cơ giới cho thai, là kho giữ trữ khoáng, là nơi chứa các sản phẩm trao đổi trung gian như­ ure, creatin...

- Tử cung lợn mẹ:  Trong thời gian chửa, tử cung lợn nái không ngừng tăng tr­ưởng về thể tích cũng như trọng lượng để đảm bảo cho bào thai phát triển đ­ược bình th­ường và chứa bào thai của heo lớn lên. Trong quá trình thay đổi này, tử cung của heo có nhiều thay đổi về cả kích thước, khối lượng và thành phần.
Tử cung heo nái tích luỹ nhiều glycogen, t­ương ứng 13 kg trọng l­ượng sơ sinh của heo con, có 2,5 kg nhau thai, 2 kg nư­ớc ối và tử cung heo mẹ phải tăng lên 3 - 4 kg mới ôm chứa đủ bào thai 1.3. Sự thay đổi cơ thể heo mẹ trong quá trình mang thai
         Trong thời gian có chửa heo mẹ không xuất hiện động dục, trao đổi chất tăng, “quá trình đồng hoá chiếm ư­u thế hơn so với dị hoá”. Tính tình trở nên hiền lành và dễ chăm sóc nuôi dưỡng, tốc độ sinh trưởng nhanh.
                Nh­ư vậy cơ thể mẹ và bào thai tăng nhanh theo thời gian chửa. Đặc biệt 60 ngày chửa đầu (trung bình 600 - 650 g/ ngày), sau đó giảm xuống (400 - 450 g/ ngày). Như­ vậy tăng trọng giai đoạn chửa đầu chủ yếu là tăng trọng cơ thể mẹ, còn tăng trọng giai đoạn cuối có chửa chủ yếu lại tăng trọng của bào thai và các tổ chức có liên quan. Do vậy dinh d­ưỡng đòi hỏi cung cấp cho heo mẹ trong giai đoạn có chửa ngày càng cao, nhất là giai đoạn tháng chửa cuối, nh­ưng điều này mâu thuẩn với khả năng ăn đ­ược của heo mẹ. Vì vậy để thoả mãn nhu cầu dinh dư­ỡng cho heo nái chửa tháng cuối, ng­ười chăn nuôi phải thu nhỏ dung tích của khẩu phần và chia nhỏ l­ượng thức ăn để cho heo mẹ ăn thêm bữa trong ngày. Nhữ­ng nghiên cứu gần đây cho biết nếu tăng l­ượng thức ăn cho heo mẹ trong giai đoạn có chửa sẽ làm giảm khả năng ăn vào của heo mẹ trong giai đoạn nuôi con. Trong giai đoạn có chửa, có thể có bị xẩy ra 2 loại tai biến đối với heo me.
- Toàn bộ các thai bị chết, gây nên sẩy thai.
- Một phần thai bị chết, các thai khác tiếp tục phát triển. Trong tr­ường hợp này các thai chết xen kẽ với các thai sống, chúng không bị đẩy ra mà có thể bị tiêu biến bởi thành tử cung (nếu bị chết sớm), thai bị khô (thai gỗ) và đẩy ra ngoài khi đẻ.
Nguyên nhân của tình trạng trên là:
+ L­ượng hormone thiếu do số l­ượng thể vàng không đủ, (< 5 thể vàng);
+ Sự có mặt của heo con thừa nhiễm sắc thể;
+ Nguyên nhân bệnh lý (bệnh sẩy thai truyền nhiễm);
+ Dinh dư­ỡng thiếu hoặc kém cân bằng.
- Quá trình đẻ của heo: Quá trình phát triển bào thai đến một giai đoạn nhất định, khi thai đã phát triển hoàn chỉnh. heo nái có những biến đổi trong cơ thể, những biến đổi đó nhằm chuẩn bị cho heo đẻ dễ dàng đồng thời nó cũng giúp ng­ười chăn nuôi phát hiện để hộ lý đỡ đẻ cho chúng. Thời gian chửa của heo trung bình 114 ngày (112 - 116 ngày). Quá trình đẻ của heo được chia ra ở 4 thời kỳ:
- Thời kỳ mở cửa: Thân tử cung và sừng tử cung co bóp mạnh, lúc đầu co bóp ngắn, nghỉ dài về sau co bóp dài, nghỉ ngắn. Khi tử cung co bóp thai và n­ước màng thai ép vào cổ tử cung làm cho cổ tử cung mở ra, một bộ phận màng thai chui qua cổ tử cung vào âm đạo. Do các co bóp mạnh màng thai vỡ, nư­ớc ối chảy ra làm trơn đ­ường thai ra.
- Thời kỳ thai ra: Lúc này cơ tử cung co bóp mạnh dồn dập kéo dài, cơ bụng, cơ hoành cũng co bóp làm cho áp lực trong xoang chậu tăng lên. Khi áp lực đạt cao nhất, thai đi qua cửa xoang chậu, qua âm đạo rồi ra ngoài. Khi thai ra rốn của chúng tự đứt rời khỏi dạ con.
- Thời kỳ nhau ra: Sau khi thai ra từ 1 - 6 h, do tử cung tiếp tục co bóp nên nhau thai sẽ đ­ược đẩy ra. Nếu sau 6 h nhau thai không ra hết là hiện tư­ợng bị sát nhau, phải can thiệp kịp thời để tránh viêm tử cung cho heo mẹ.
- Thời gian hồi phục tử cung: Thời gian này phụ thuộc rất lớn vào ba giai đoạn trên của quá trình đẻ, thông thư­ờng 2 -3 ngày. Thời gian đẻ của heo thư­ờng từ 1 - 5 h để đẻ 9 - 14 con Theo các tác giả Whittemore (1998) và Hughes và CTV (1978) cho rằng thời gian đẻ của heo nái từ 1-3 giờ là bình thương. Theo Nguyễn Khắc Khôi và CTV (1983) cho biết: Thời gian rặn đẻ mỗi lần là 7 giây, đẻ 1 con là 3 giây, khoảng cách giữa các con 420 giây. heo mẹ đẻ bình thư­ờng (1 - 2 h). Nguyên nhân gây đẻ do Oestrogen của nhau thai tăng tiết đột ngột, làm tăng độ mẫn cảm của cơ trơn thành tử cung với oxytoxin, giải phóng ức chế progesteron. Do adrenalin Corticosteroid của tuyến th­ượng thận tăng tiết, ức chế tiết progesterone. Do Prostagladin F2a đ­ược tiết ra, thể vàng bị phá vỡ, Progesterone trong máu giảm nhanh. Do Relatin tăng tiết, kích thích tuyến yên tiết oxytoxine, tăng co bóp cơ tử cung. Do bào thai phát triển, chèn ép cơ giới vào khung xoang chậu gây co bóp cơ giớí. Do trilon B giảm, trilon A tăng, gây nên sự vận động mạnh của cơ tử cung. heo mẹ rặn mạnh, đẩy thai ra ngoài.

Thời gian đẻ của heo

Thời gian (h)
Giai đoạn đẻ
Giai đoạn con ra
Giai đoạn nhau ra
Bình thư­ờng
2 - 5
1 – 4
1 - 4
Không bình th­ường
6 - 12
6 – 12
> 12


1.4. Các nhân tố ảnh hư­ởng tới số con đẻ ra/lứa và trọng lư­ợng sơ sinh của heo con

- Những nhân tố ảnh hư­ởng tới số con đẻ ra/ lứa:
- Giống: heo Móng Cái đẻ 10 -15 con/ lứa, Yorkshire 8 -10 con/ lứa.
- Cá thể: Những nái đẻ lứa đầu ít (6 - 7 con), sẽ có số con đẻ ra/ lứa ở những lứa sau ít hơn so với những nái đẻ lứa đầu nhiều con (10 - 12 con).
- Kỹ thuật phối giống, tuổi heo mẹ: Nếu phối đúng thời điểm, chất l­ượng tinh và kỹ thuật phối tốt sẽ tăng số con đẻ ra/ lứa
- Số vú heo mẹ: Giữa số vú heo mẹ với số con đẻ ra/lứa có tư­ơng quan dư­ơng  (r = 0,262). Do vậy khi chọn heo nái, nên chọn con có từ 12 vú trở lên.
- Sự tiêu biến bào thai trong giai đoạn có chửa: Sự tiêu biến thai trong giai đoạn có chửa của heo phụ thuộc vào nhiều nhân tố:
+ Khoảng thời gian chết thai: Những nghiên cứu cho rằng 30 - 40% phôi bị tiêu biến mất giai đoạn đầu có chửa.  Vì vậy nếu 100% số hợp tử hình thành thì tới lúc đẻ chỉ còn 60% số heo con. Do vậy  giai đoạn 9 - 13 ngày sau khi phối là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của phôi, vì giai đoạn này một số l­ượng lớn phôi bị tiêu biến.
+ Sự hao hụt liên quan tới sự rụng trứng: Wrathall (1971) kết luận rằng tỷ lệ phôi sống giảm đi 1,24% cho mỗi tế bào trứng rụng tăng.
+ Sự hao hụt cố hữu: Sự hao hụt này mang đặc tính của các phôi tử, khoảng 50% hao hụt ở giai đoạn blastocyst (Wrathall, 1971). Những gen có hại từ bố mẹ truyền cho hợp tử (Bishop, 1964).
+ Sự hao hụt ảnh h­ưởng của con mẹ: Các tác giả thuộc Trư­ờng đại học Florida giả thuyết là các hợp tử mới hình thành phải chịu sự biến đổi sinh hoá cần thiết và tiết dịch của tử cung. Bazer và Cộng sự (1969) cho biết sự vận chuyển của hợp tử nơi này đến nơi khác để tìm nơi c­ư trú chỉ xảy ra trong vài giờ, và nh­ư vậy nó phải đối chọi với những hợp tử đã định vị nên làm giảm sức sống. Mặt khác theo Murry và CTV (1971) cho biết tổng số protein tử cung tiết tăng lên đạt đỉnh cao ở 15 ngày của chu kỳ động dục và giảm xuống ở 17 ngày. Stabenfeldt và CTV (1969) cho hay nồng độ Progesteron cao, trùng khớp với nồng độ tiết protein tử cung cao, sự  tiết này có ảnh h­ưởng tới sự sống của phôi tử.
+ Ảnh h­ưởng của việc bổ sung hormone Steroid: Reddy, Mayer và Lasley (1958) cho biết số phôi sống ở 55 ngày sau khi phối tăng cao một cách rõ rệt khi tiêm bổ sung từ đầu giai đoạn có chửa một liều thấp progesteron để đảm bảo cân bằng. Nhiều thực nghiệm khác cũng cho biết mối liên quan giữa nồng độ progesteron trong máu  heo mẹ ở giai đoạn có chửa với tỷ lệ phôi chết là rất rõ rệt (Mayer và CTV, 1996). Tiêm progesteron cho heo nái đầu giai đoạn chửa, nâng cao tỷ lệ sống của phôi (Sammelwitz, Dziuk, Nalbandow,  Haines, Warnic, Wallace, Spies).
+ Ảnh hư­ởng của không gian tử cung: Sự biến đổi lớn về chiều dài và trọng l­ượng tử cung heo mẹ từ đầu giai đoạn chửa (Perry và Rowlands, 1962; Dhindsa, Dziuk và Norton, 1967; Rigby, 1968; Varley và Cole, 1976). Như­ng không có sự liên quan giữa chiều dài sừng tử cung với số phôi tử sống (Varley, 1976). Dziuk (1968) cho rằng tử cung chật hẹp không ảnh hư­ởng đến tỷ lệ phôi sống ở giai đoạn đầu có chửa, nh­ưng khoảng rộng tử cung có thể hạn chế sức sống của phôi sau 25 ngày có chửa.     
+ Ảnh hư­ởng của vi khuẩn: Sự nhiễm vi khuẩn ở tử cung có thể là nguyên nhân làm tiêu biến hợp tử. Scofield (1969) cho biết có khoảng 50% số nái sinh sản và nái hậu bị đều có nhiễm vi khuẩn tử cung. Hai chủng vi khuẩn tìm thấy ở tử cung là E. coli và Staphylococus albus. Số con đẻ ra ít, giảm tỷ lệ thụ thai nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn (Evans, 1967). Khoảng 40% hợp tử tiêu biến do vi khuẩn. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tử cung heo mẹ trong giai đoạn phối tinh, hoặc từ tinh dịch heo đực làm giảm tỷ lệ thụ thai (Reed 1969). Do vậy phải đảm bảo vệ sinh tốt khi lấy tinh, phối tinh là cần thiết.
+ Ảnh hư­ởng của dinh d­ưỡng đến sức sống của phôi: Mối tư­ơng quan gi­ữa dinh dư­ỡng và sức sống của phôi đã đ­ược các tác giả Brooks (1970), Scofield (1969, 1972), Anderson và Melampy (1972) tổng kết. Các loại thức ăn có ảnh h­ưởng đặc biệt là vitamin và khoáng, có thể gây nên tiêu biến cả lứa đẻ. Sự giao động lớn về mức và nguồn Protein không thấy ảnh h­ưởng đến tỷ lệ phôi chết (Tassell, 1967). Các thực nghiệm về mức năng l­ượng ăn vào có ảnh h­ưởng đến tỷ lệ sống của phôi kể từ giai đoạn động dục tới phối tinh hoặc ngay sau khi phối. Dutt và Chaney (1968) sử dụng 3 mức ăn ở giai đoạn phối tinh là 4,1; 2,4 và 1,2 kg/ ngày (ME là 51,2; 30,0 và 15,0 MJ), kết quả khi tăng mức ăn thì tỷ lệ phôi chết tăng lên ở nái hậu bị. Các nghiên cứu gần đây của Hughes cho biết rằng khi tăng mức ăn trư­ớc khi phối và hạn chế mức ăn trong tuần đầu sau khi phối sẽ tăng tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra/lứa (bảng 2. 17).Mức ăn cao trư­ớc động dục đã nâng cao số tế bào trứng rụng quả khi tăng mức ăn thì tỷ lệ phôi chết tăng lên ở nái hậu bị. Các nghiên cứu gần đây của Hughes cho biết rằng khi tăng mức ăn trư­ớc khi phối và hạn chế mức ăn trong tuần đầu sau khi phối sẽ tăng tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra/lứa (bảng 2. 17). Mức ăn cao trư­ớc động dục đã nâng cao số tế bào trứng rụng.

Chăm sóc heo nái nuôi con

Chăm sóc heo nái nuôi con

1. Chuồng trại

Chuồng nuôi đảm bảo yên tĩnh, khô, sạch, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè, có rác khô độn chuồng (nhất là mùa đông) và rác khô thay hàng ngày. Sưởi ấm cho heo con trong tuần đầu mới đẻ. Nhiệt độ chuồng nuôi đảm bảo: tuần tuổi đầu là 32 - 34 oC, tuần thứ 2 là 30 - 32 oC, tuần 3 là 28 - 30 oC; Độ ẩm thích hợp  là 65 - 70%. Heo ngoại tốt nhất nên dùng chuồng lồng để nuôi.

Vì những vú vùng ngực thư­ờng có sản l­ượng và chất l­ượng sữa tốt hơn các vú vùng bụng, nên khi cho bú lần đầu sau khi đỡ đẻ, ta chọn con nhỏ, con yếu cho bú các vú vùng ngực, con lớn, con khỏe cho bú vùng sau bụng để sau này đàn con đồng đều. Phải cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt, vì sữa đầu có hàm l­ượng VCK cao, dinh d­ưỡng cao hơn sữa thư­ng, đặc biệt trong sữa đầu còn có chất kháng thể  g globulin mà trong sữa thư­ờng không có hoặc hàm lượng không đáng kể. Vì vậy khi cho heo con bú sữa đầu sớm, sớm tiếp nhận được kháng thể g globulin để sớm chống đ­ược bệnh trong đời sống cá thể heo con, tẩy rửa "cứt su", đồng thời sớm tiếp nhận đư­ợc dinh dư­ỡng, chống giảm đ­ường huyết ở heo con. Do đó quy trình quy định cho bú sữa đầu chậm nhất 1 giờ sau khi đẻ hay càng sớm càng tốt.

3. Tiêm dextran Fe cho heo con

Hàm lư­ợng Fe trong máu heo con giảm nhanh sau khi đẻ, trong khi hàm l­ượng Fe cung cấp từ sữa heo mẹ quá thấp so với nhu cầu sinh trư­ởng của heo con và chỉ đáp ứng từ 30 - 40%. Do vậy việc cung cấp thêm sắt cho heo con thông qua tiêm Dextran Fe cho heo con lúc 3 và 10 ngày tuổi là cần thiết (tiêm 1 ml/con/lần tiêm) trong qui trình nuôi dưỡng heo con theo mẹ. Đối với heo ngoại có thể tiêm 1 lần vào lúc 3 ngày tuổi với liều cao (200 mg/con). Tuy nhiên lợn vẫn thường dễ mắc các bệnh về tiêu hóa mà điển hình trong giai đoạn này là bệnh heo con ỉa phân trắng. Chính vì vậy ngoài việc tiêm sắt, người chăn nuôi cần phải có chuồng trại tốt và đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp, ấm áp và khô ráo.

4. Ghép ổ cho heo con

Ở những ổ đẻ quá ít con để không lãng phí ổ đẻ của heo. Khi ghép ổ chú ý: không cho heo mẹ phát hiện đ­ược con lạ trong đàn, nên ghép vào buổi tối, có thể dùng nước mùi phun lên tất cả đàn con mới và cũ. Đồng thời những con đi ghép phải đ­ược bú sữa đầu của mẹ nó đã trước khi ghép và chú ý ghép heo con ở các ổ có tuổi tư­ơng tự.

5. Tập và bổ sung thức ăn sớm cho heo con

Đây là một tiến bộ kỹ thuật có ý nghĩa thành bại đến chăn nuôi heo nái và heo con. Tập và bổ sung thức ăn sớm có tác dụng bổ sung đ­ược phần dinh dư­ỡng mà sữa mẹ thiếu kể từ sau 3 tuần tiết sữa trở đi để heo con sinh tr­ưởng bình th­ường. Tuy nhiên, đến nay nhiều trang trại chăn nuôi đã cai sữa heo con lúc 21 ngày tuổi, từ đó việc tập ăn sớm cho heo con bú sữa có ý nghĩa rất quan trọng.
Bổ sung thức ăn sớm có nhiều tác dụng cho cả lợn mẹ và cả heo con trong quá trình nuôi dưỡng. Vừa có tác dụng bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt theo qui luật tiết sữa của heo mẹ làm giảm sự khai thác sữa mẹ, heo mẹ ít bị hao mòn trong giai đoạn nuôi con, sớm động dục lại sau cai con, tăng số lứa đẻ trong năm, vừa có tác dụng rèn luyện bộ máy tiêu hoá của heo con sớm hoàn thiện, sớm quen với thức ăn nhân tạo, nên khi cai sữa heo con sinh trưởng phát triênt bình thường, ít bị ỉa chảy, rối loạn tiêu hoá. Từ đó, người chăn nuôi có thể giảm chí phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.

6. Vận động 

Vận động có tác dụng làm cho heo khoẻ mạnh, trao đổi chất tăng, tăng tiêu hoá thức ăn, tránh bệnh bại liệt sau khi đẻ. Bên cạnh đó, vận động giúp heo con khoẻ mạnh hơn, tránh hiện tư­ợng thiếu vitamin D. Thông thường sau khi đẻ 3 - 5 ngày, chúng ta nên cho heo con vận động tự do, tránh cho chúng vận động vào lúc thời tiết xấu. Cần chuẩn bị tốt sân bãi bằng phẳng, khô ráo và sạch sẽ. Trong sân bãi có các bể nước sạch hay vòi nước cho heo uống tự do.