Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Kỹ thuật chăm sóc heo nái đẻ

Kỹ thuật chăm sóc heo nái đẻ

Hiện tượng heo nái trong ngày đẻ:
  • Bầu vú căng, âm hộ sưng to và đỏ. Nặn đầu vú có 1 ít dịch sữa loãng hơi đục.
  • Ăn ít hoặc bỏ ăn.
  • Đi loanh quanh trong chuồng, có trạng thái không yên.
  • Tiêu tiểu nhiều và không đúng với vị trí thường ngày.
Gần đến thời gian nái đẻ:
  • Âm hộ hơi teo lại, bầu vú căng, nặn đầu vú sữa bắn thành tia.
  • Nái nằm và thở, thỉnh thoảng ngừng hơi và biểu hiện rặn đẻ (cong thân, phình to bung và kéo chân sau về phía trước).
  • Thường có dịch ối trắng trong lẫn chất thải của bào thai dạng hạt xanh hơi đen (từ dân gian gọi là cứt xu) có thể có lẫn ít máu.
Chuẩn bị đẻ:
  • Nái nín hơi dài, chân sau phía trên đẩy về trước, đuôi đập liên tục cong thân và phình to bụng để tống bào thai ra ngoài.
  • Bình thường cứ 10 phút đẻ ra 1 con. Thời gian đẻ khoảng 2-3 tiếng, nếu đẻ lâu (8-10 tiếng) là heo mẹ yếu , có thể suy dinh dưỡng hoặc bệnh. Nếu bình thường cứ để heo đẻ tự nhiên, không can thiệp. Khi đẻ heo mẹ ít quan tâm đến heo con đẻ ra, heo mẹ trở mình có thể đè chết heo con, cần phải trực tiếp theo dõi chăm sóc cho đến khi đẻ xong. Nếu heo đẻ bọc thì phải xé bọc để heo con khỏi bị chết ngạt.
  • Sau khi đẻ con cuối cùng nhau được tống ra và hoàn tất sau vài giờ, không để heo mẹ ăn nhau, ảnh hưởng đến tiết sữa.
Chăm sóc nái sau khi đẻ:
  • Sau khi sinh xong nái có biểu hiện mệt mỏi nằm yên. Cho ăn ít ngày đầu sau khi sinh.
  • Tăng dần thức ăn những ngày sau cho đến mức ăn tự do 4-5 kg/ ngày.
  • Cung cấp nước uống sạch, đầy đủ.
  • Cần theo dõi những bệnh thường xảy ra sau khi sinh: viêm vú, viêm tử cung, tụ huyết trùng, sót nhau, sót con…
Chế độ dinh dưỡng cho giai đoạn nuôi con đến cai sữa:
  • Mức ăn (kg): Tự do
  • Năng lượng (Kcal/kg): 2900-3000
  • Protein thô (%): 17-19